Ở Việt Nam, lễ cúng cô hồn được xem là tín ngưỡng tâm linh được hình thành từ rất lâu đời với mong muốn cầu siêu và bao dung cho những vong hồn lang thang từ địa ngục trở về trần gian. Nhưng cách cúng cô hồn như thế nào cho đúng và đủ là điều mà rất nhiều người còn băn khoăn. Vậy hãy cùng nội thất gỗ miền Nam tìm hiểu nhé!
Cúng cô hồn là gì?
Theo quan niệm dân gian, lễ cúng cô hồn là việc cúng, cầu siêu cho những linh hồn lang thang, không có người thờ cúng hoặc chưa được siêu thoát. Những linh hồn này được Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan cho quay trở về trần gian từ ngày 02/7 đến hết 15/7 âm lịch hàng năm. Bởi vậy, người ta thường làm lễ cúng cô hồn trong khoảng thời gian này.

Lễ cúng cô hồn xuất phát từ Tâm hướng thiện của con người, có ý nghĩa an ủi những linh hồn khốn khổ, đói khát, không ai thờ cúng, cầu nguyện cho những linh hồn sớm được siêu thoát. Ngoài ra, cúng cô hồn cũng nhằm xua tan những xui xẻo, xin cầu an lành cho gia chủ.
Cách cúng cô hồn đúng và đủ
Cũng giống như cúng gia tiên hay cúng thần linh, lễ cúng cô hồn cũng phải chuẩn bị đầy đủ và tươm tất. Ở bài viết này nội thất gỗ miền Nam đề cập đến cách cúng cô hồn cho ngày rằm tháng 7, bởi vì gần như nhà nào cũng thực hiện nghi lễ này.
Địa điểm cúng cô hồn
Theo quan niệm dân gian, không nên cúng cô hồn trong nhà vì điều đó được cho rằng sẽ mời gọi ma quỷ và mang đến những điều không may mắn. Thay vào đó, địa điểm cúng cô hồn đúng là ở ngoài trời, cụ thể như sân nhà hoặc trước cổng với mục đích xua đuổi những điều xui xẻo từ ma quỷ muốn quậy phá, không cho họ vào nhà của bạn.
Chuẩn bị lễ vật
Trước khi vào lễ cúng, bạn cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản sau:
- Giấy áo, giấy tiền vàng mã
- Tiền giấy thật (các loại mệnh giá)
- Đĩa hoa quả (5 quả, 5 loại màu)
- Hoa tươi, trầu cau
- Ngô, khoai, sắn luộc
- 12 bát cháo trắng, loãng
- 6 bát chè
- 6 đĩa xôi
- Muối, gạo mỗi loại 1 đĩa
- 3 ly nước, 3 ly rượu
- Bộ 5 bát, đũa
- 12 cục đường thẻ
- Mía chặt khúc 10-15cm để nguyên vỏ
- Nhang và nến
- Bỏng, kẹo, bánh, bim bim….

Trên đây là những lễ vật cơ bản cho mâm cúng cô hồn tháng 7, tùy vùng miền mà có thể linh động thay đổi sao cho phù hợp. Lưu ý, nhiều người kiêng cúng đồ mặn vì điều này sẽ dễ khơi dậy lòng tham – sân – si của các cô hồn, vì thế mà chỉ nên cúng đồ chay các bạn nhé.
Chuẩn bị văn khấn
Chuẩn bị văn khấn cúng cô hồn cũng là việc không kém phần quan trọng. Hiện nay các bài văn cúng cô hồn hàng tháng và cúng cô hồn tháng 7 có rất nhiều trên các phương tiện truyền thông xã hội. Vì vậy bạn có thể dễ dàng lựa chọn văn khấn phù hợp với gia đình mình.
Cách cúng cô hồn
Bởi vì trong tháng 7 âm lịch, chúng ta còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Sự kiện này là truyền thống vô cùng nhân văn của con người Việt Nam. Vậy nên, trước khi làm lễ cúng cô hồn, gia chủ phải cúng Phật, thần linh và gia tiên xong xuôi, đầy đủ trước.
Sau khi đã chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn tươm tất, sắp xếp đồ cúng lên chiếc bàn nhỏ ngoài trời, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, thắp nhang cúi vái và đọc bài văn khấn cúng cô hồn.

Khi nhang đã cháy hết, gia chủ bắt đầu hóa vàng và giải phóng các lễ vật cúng. Những gì bằng giấy như quần áo, tiền vàng thì hóa, đốt ngay tại đó. Rải gạo, muối 8 hướng để các cô hồn có thể nhận được các vật phẩm. Với bánh kẹo và hoa quả, gia chủ có thể phát lộc bằng nhiều cách khác nhau. Bạn tuyệt đối không mang các lễ vật vào nhà.
Các lưu ý khi cúng cô hồn bạn nên tránh
- Tránh đặt mâm cúng cô hồn trong nhà, nên cúng ngoài trời hoặc ngoài hành lang.
- Không nên mang những vật phẩm sau khi cúng vào lại trong nhà.
- Nên cúng cô hồn sau 12h trưa hoặc cúng vào chiều tối.
- Khi rải tiền vàng trên mâm cúng phải đặt theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, mỗi hướng cài từ 3, 5, 7 cây nhang.
- Không nên để trẻ con, người già và phụ nữ có thai đến gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc.
Trên đây là chi tiết toàn bộ cách cúng cô hồn sao cho đúng và đủ mà nội thất gỗ miền Nam đã chia sẻ với bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn.