Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn và có thể mang lại những điều không tốt lành hoặc xui xẻo. Vì thế, người ta thường làm lễ với mâm cúng tháng cô hồn để hạn chế những điều không may mắn. Vậy chuẩn bị mâm cúng tháng cô hồn như thế nào cho đúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa của lễ cúng tháng cô hồn
Cô hồn là những linh hồn lang thang, cô đơn, không có ai thờ cúng. Hàng năm, vào ngày 02/7 Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để các linh hồn này trở về nhân gian và sẽ quay lại địa ngục vào thời điểm đóng cửa là ngày 15/7. Chính vì thế mà những linh hồn đói, khát sẽ thường đi tìm đồ ăn, đồ uống gây rối, trêu chọc con người. Từ đó thủ tục cúng cô hồn vào tháng 7 được ra đời.

Dân gian cho rằng mọi vật đều có linh hồn, nên việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn đơn giản hàng tháng là muốn giúp đỡ những linh hồn đói khát và cầu siêu cho họ sớm được đầu thai. Việc cúng tháng cô hồn này xuất phát từ chữ Tâm của con người, thể hiện sự nhân văn, lương thiện và tư duy tích cực của con người Việt Nam.
Cúng cô hồn vào thời điểm nào?
Theo quan niệm xưa, thì 15/7 là ngày cửa Quỷ Môn Quan đóng lại, các linh hồn lang thang quay trở lại địa ngục nên không nhận được đồ thờ cúng nữa. Bởi vậy, chúng ta nên cúng cô hồn vào khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến trước 12h trưa ngày 15/7.
Bên cạnh đó, tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vậy nên trước khi làm lễ cúng cô hồn thì phải làm lễ cúng thần linh, gia tiên trước.
Chuẩn bị mâm cúng tháng cô hồn đúng cách
Bên cạnh mâm cúng thần linh, gia tiên thì mâm cúng cô hồn tháng 7 cũng rất quan trọng. Nếu không cúng đúng cách có thể chuyển lành hóa dữ, gặp những điều xui xẻo. Vậy cần chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mâm cúng tháng cô hồn đơn giản
Mỗi miền trên đất nước ta có những vật phẩm khác nhau, nên tùy thuộc vào vùng miền mà có thể thay đổi đồ cúng cho phù hợp. Tuy nhiên, nhìn chung mâm cúng cô hồn hàng tháng cơ bản gồm những vật lễ sau:
- Muối, gạo (1 đĩa).
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- 12 cục đường thẻ.
- Mía (để vỏ và chặt khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
- Hoa, quả 5 loại 5 màu.
- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
- Giấy áo, tiền giấy.

Bài trí mâm cúng tháng cô hồn
Mâm cúng cô hồn tháng 7 thường được làm ở ngoài trời, trong sân hoặc trước cổng nhà. Nên đặt mâm cúng lên bàn cao để các đồ lễ được sạch sẽ. Bài trí mâm cúng tháng cô hồn có rất nhiều cách, tuy nhiên, một trong những cách cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Bát lư nhang nhang đặt trước ở giữa để làm tâm.
- Đèn nến xếp xung quanh.
- Đĩa gạo và đĩa muối đặt 2 bên cho cân đối.
- 3 ly rượu và 3 ly nước xếp sau bát lư nhang.
- Xôi, chè, cháo sắp thành hàng ngang trước lư sao cho đẹp mắt.
- Bình hoa đặt phía Đông, đĩa quả đặt phía Tây.
- Giấy cúng vàng mã tách ra và đặt lên mâm hoặc đĩa.
- Các thực phẩm, bánh kẹo khắc sắp xếp sao cho phù hợp
- 6 bộ bát đũa để riêng từng bộ
Tùy theo đồ vật mà các bạn mua sắm được mà chúng ta có thể linh động việc bài trí cho phù hợp.

Cúng cô hồn tháng 7 cần lưu ý
Sau khi bài trí xong mâm cúng cô hồn, trong quá trình cúng, cũng có một số điều mà bạn cần lưu ý như sau:
- Người làm lễ cúng cần ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề như khi cúng gia tiên, không mặc quần áo cộc.
- Mâm cỗ cúng tháng cô hồn nên được đặt ở ngoài trời, trước nhà, không đặt trước cửa.
- Đồ lễ trên mâm cúng sau khi cúng xong không được mang vào nhà. Nếu đồ giấy thì đốt tại chỗ, còn muối, gạo rải ra 8 hướng.

Qua bài viết trên, nội thất gỗ miền Nam đã cùng bạn tìm hiểu cách chuẩn bị mâm cúng tháng cô hồn đúng cách và đơn giản. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn chuẩn bị cho việc cúng cô hồn một cách dễ dàng hơn nhé!