Từ xưa đến nay, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên luôn là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trong mỗi gia đình, bàn thờ ông bà, tổ tiên luôn là một phần không thể thiếu bất kể cuộc sống giàu hay nghèo, địa vị xã hội cao hay thấp. Vậy ý nghĩa của phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên là như thế nào? Hãy cùng nội thất gỗ miền Nam tìm hiểu nhé!
Thờ cúng ông bà, tổ tiên là gì?
Trong mỗi gia đình Việt hầu hết nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, đây là nơi thiêng liêng và tâm linh nhất của ngôi nhà, với mục đích để thờ cúng ông bà, tổ tiên của họ. Đây là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam, được hình thành từ rất lâu đời và được thể hiện bằng toàn bộ các hình thức cúng bái, lễ nghi của con cháu dành cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất.
Từ rất lâu, thờ cúng ông bà, tổ tiên là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, đồng thời cũng trở thành chuẩn mực đạo đức trọng lễ nghĩa, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, đôi khi chỉ cần trong ngày lễ, Tết hay cúng giỗ có mâm cơm thường cùng nén hương thơm dâng lên tổ tiên thể hiện lòng thành kính và hướng về cội nguồn.
Thờ cúng ông bà, tổ tiên có phải là tôn giáo không?
Tôn giáo là gì?
Theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo thì tôn giáo là niềm tin của con người, tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm các đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức.
Có thể hiểu, tôn giáo là hệ thống có tổ chức và các quy định cụ thể tại các kinh sách của từng loại tôn giáo.
Thờ cúng ông bà, tổ tiên có phải là tôn giáo không?
Ở Việt Nam, phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên đã trở thành nét đẹp bản sắc dân tộc, có tính chất giáo dục cho các thế hệ sau. Trên thế giới hiện nay cũng rất ít nơi có phong tục này.
Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn trước câu hỏi thờ cúng ông bà tổ tiên có phải là tôn giáo hay không.

Như đã nêu khái niệm tôn giáo ở trên, tôn giáo là phải có tính tổ chức và hệ thống đồng nhất giữa các khu vực. Thế nhưng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên ở nước ta hiện nay rất phong phú và đa dạng với nhiều cách thể hiện lòng thành kính khác nhau, điều này cũng không phải bắt buộc với mọi nhà. Mỗi gia đình có quyền tự do lựa chọn văn hóa, phong cách thờ cúng riêng, hoặc có người thì không thờ cúng. Đó không phải là điều bắt buộc.
Chính vì thế, có thể khẳng định việc thờ cúng ông bà, tổ tiên không phải là tôn giáo, đó là phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cần được gìn giữ và phát huy.
Ý nghĩa của việc thờ cúng ông bà, tổ tiên
Thờ cúng ông bà, tổ tiên để lưu giữ ký ức
Mỗi khi đến ngày cúng giỗ ông bà, tổ tiên, con cháu lại có dịp trở về nhà cùng nhau chuẩn bị đồ thờ cúng, thắp nén hương thơm tưởng nhớ về ông cha, những người thân đã mất. Đây cũng là dịp con cháu quây quần trò chuyện, lưu giữ lại những kỉ niệm xưa và điều đó giúp kết nối các thành viên trong gia đình gần lại nhau hơn.

Nhắc nhở ý thức về cội nguồn
Hiểu thấu và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nên việc thờ cúng ông bà, tổ tiên là xuất phát từ lòng hiếu kính và biết ơn với những người đã khuất, những người mang ta đến với cuộc đời. Điều này đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam ngay từ khi còn thơ bé.
Giá trị nhân văn sâu sắc
Qua việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm mà còn để giáo dục, dạy dỗ cho con cháu hiểu và noi theo, hiểu được hiếu nghĩa và biết ơn với những người đã mất, tổ tiên, cha ông của mình.
Hơn thế nữa, ý nghĩa của việc thờ cúng ông bà, tổ tiên phát triển ra ngoài phạm vi gia đình còn tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Cụ thể như: lòng nhân ái, yêu nước, sự biết ơn các anh hùng, chiến sĩ, những người mang lại cho chúng ta cuộc sống hòa bình và an lành như ngày hôm nay.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của nội thất gỗ miền Nam về ý nghĩa của phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Hy vọng mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.